Với các cách “biến tấu” này, thưởng thức mì ăn liền ngon, không sợ ngán

Với các cách “biến tấu” này, thưởng thức mì ăn liền ngon, không sợ ngán

Mì tôm là một món ăn quen thuộc với chúng ta. Từ trẻ em, sinh viên cho đến dân văn phòng, mì ăn liền luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Cách chế biến thông dụng là đổ nước sôi vào. Với cách chế biến quen thuộc này, chắc hẳn sẽ dễ cảm thấy nhàm […]

Mì tôm là một món ăn quen thuộc với chúng ta. Từ trẻ em, sinh viên cho đến dân văn phòng, mì ăn liền luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Cách chế biến thông dụng là đổ nước sôi vào. Với cách chế biến quen thuộc này, chắc hẳn sẽ dễ cảm thấy nhàm chán. Mùa dịch, nhiều gia đình tích trữ sẵn vài thùng mì tôm ở nhà phòng khi cần. Do đó, chúng ta cần các cách chế biến mì sáng tạo hơn kiểu ăn truyền thống. Với nhiều người, mì ăn liền chỉ là món ăn tạm khi lỡ bữa. Nhưng thực chất, chỉ cần một chút biến tấu, chúng ta có thể chế biến nhiều món mì ăn liền ngon, đầy đủ dinh dưỡng. 

Thực phẩm cơ bản trong bữa ăn

Theo chuyên gia của Hội Dinh dưỡng Việt Nam, mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và thực phẩm chế biến. Tương tự với các loại tinh bột như gạo/cơm, cháo, bún, phở, bánh mì… Do đó, mì ăn liền được coi là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn.

Tuy nhiên, nếu chỉ ăn riêng lẻ một gói mì, tất nhiên cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất. Mỗi bữa ăn cần kết hợp các nhóm thực phẩm khác nhau như tinh bột, đạm, chất xơ, các vitamin, chất béo và khoáng chất. Bữa cơm với nhiều món đa dạng kho, xào, canh, rau trộn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Mì ăn liền ngon nhưng cần kết hợp với các nguyên liệu khác. Từ đó, đáp ứng đủ 4 nhóm chất cơ bản cần thiết để tạo nên bữa ăn đầy đủ dưỡng chất.

Với các cách “biến tấu” này, thưởng thức mì ăn liền ngon, không sợ ngán

Mì ăn liền xào, rưới sốt Teriyaki

Mì gói luộc chín. Đổ nước luộc mì bỏ đi và để mì lên rổ cho ráo. Với cách này, bạn sẽ loại bỏ phần lớn lượng dầu chiên có trong mì gói. Hoặc bạn có thể cho nước sôi vào tô mì, để trong lò vi sóng từ 3 đến 5 phút. Sau đó, đổ bỏ nước này. 

Bông cải xanh cắt nhỏ. Rửa sạch và luộc sơ. 

Tôm nõn đã bóc vỏ. Rửa sạch tôm để ráo rồi ướp với một chút gia vị gồm muối, tiêu.

Bắc chảo lên bếp, vặn lửa to. Cho dầu ăn vào chảo phi thơm tỏi. Xào tôm cho đến khi tôm hơi săn lại thì cho bông cải xanh đã luộc sơ vào xào chung.

Rưới xốt Teriyaki vào đảo đều. Cho mì vào trộn, tắt bếp là hoàn tất món mì ăn liền ngon đậm vị sốt và giàu dinh dưỡng. 

Mì bơ đậu phộng

Nguồn: Afamily

Phi thơm hành lá vào phi thơm trong chảo dầu nóng. Thêm tỏi, ớt bột vào rồi đảo đều cho đến khi tỏa mùi thơm. Nếu không thích ăn cay, bạn nên chọn loại ớt paprika ít cay lại có màu đỏ đẹp.

Đổ 1 tô nước vào nồi, đun cho sôi. Cho mì vào nồi, thêm cả gói gia vị vào.

Cuối cùng cho thêm 2 muỗng ăn cơm bơ đậu phộng vào cùng với mì. Bơ đậu phộng có vị bùi béo, giàu đạm, lại mằn mặn nên đây là món mì ăn liền ngon. Rắc hành lá, thêm rau cải bó xôi luộc và giá luộc là có thể thưởng thức.

Chỉ với một vài cách kết hợp sáng tạo như trên, mì tôm quen thuộc đã trở thành món ngon mà lạ. Các món dễ dàng đổi vị cho cả nhà mà lại đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Đọc thêm các thông tin hữu ích khác ở đây nha!

admin

Related post